BỆNH MỤN CƠM (mụn cóc)
1. ĐẠI CƯƠNG
Mụn cơm là tình trạng tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, do Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Có khoảng 10% dân số mắc bệnh này. Sự lây nhiễm HPV qua tiếp xúc trực tiếp giữa người này với người khác qua vết trầy xước hoặc qua vật dụng trung gian như giầy dép…
Bệnh có thể tự khỏi (20-25% BN), điều trị mụn cơm có khó khăn do chưa có thuốc đặc hiệu. Các biện pháp điều trị hiện nay gồm: bôi thuốc, đốt điện, Laser hay tâm lý liệu pháp…
2. NGUYÊN NHÂN
Do virus HPV họ Papova virus. Có trên 150 types gây bệnh, chia làm 3 nhóm:
3. TRIỆU CHỨNG
Tùy theo type gây bệnh, vị trí nhiễm bệnh và sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HPV mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
3.1. Mụn cơm thông thường
Chiếm tỉ lệ cao nhất (58-70%). Ban đầu là sẩn nhỏ bằng hạt kê, màu như màu da. Sau vài thời gian các thương tổn lớn dần, nổi cao, hình bán cầu, bề mặt thô ráp, sần sùi; hay gặp ở mu tay, mu chân, ngón tay, ngón chân, quanh móng, da đầu.
3.2. Mụn cơm bàn tay, bàn chân
Thương tổn là các sẩn, kích thước vài milimet đến 1-2cm. Sắp xếp riêng lẻ hoặc thành đám ở vùng tỳ đè, quanh móng.
3.3. Mụn cơm phẳng
Sẩn hơi nổi cao hơn mặt da, bề mặt thô ráp, kích thước 1-5mm, hình tròn hay đa giác, riêng lẻ hay thành đám, đôi khi thành dải. Số lượng từ vài đến hàng trăm thương tổn. vị trí hay gặp: vùng da hở như mặt, cánh tay, thân mình. Đôi khi có ngứa nhẹ.
3.4. Mụn cơm ở niêm mạc( Sùi mào gà)
Mụn cơm vùng sinh dục, hậu môn, miệng gọi là Sùi mào gà (SMG) được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phần lớn (90%) do các type 6, 11 gây nên. Ở Mỹ, có khoảng 1% người ở độ tuổi hoạt động tình dục mắc bệnh SMG.
Thương tổn là các sẩn hồng nhạt hay màu trắng, mềm, đôi khi có cuống, giống mào con gà hay súp lơ, không đau, không ngứa, không thâm nhiễm, riêng lẻ hoặc tập trung thành đám.
Ngoài thương tổn vùng bán niêm mạc, bệnh còn xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng. Ở người nhiễm HIV/AIDS, thương tổn sùi có thể xuất hiện không những ở sinh dục, hậu môn mà còn có thể còn ở da, vú, nách, miệng, mắt, mũi.
Trẻ em có thể bị ở họng do bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình đẻ.
Sùi mào gà miệng: thấy ở người có quan hệ tình dục miệng - sinh dục.
Môi trường ẩm ướt, điều kiện vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh và dễ tái phát.
4. CHẨN ĐOÁN
- Chủ yếu dựa vào lâm sàng: sẩn chắc, bề mặt sần sùi thô ráp.
- Mô bệnh học: dày sừng, dày lớp gai, giãn mạch, rải rác có tắc mạch.
- PCR để xác định type HPV gây bệnh.
5. ĐIỀU TRỊ
Duofilm, Collomack, Imiquimod 5%, 5-Fluouracil , Acid trichloracetic(AT) 50-80%, Podophyllotoxin 0,5%...
Vaccin HPV: thường dùng cho người trẻ chưa quan hệ tình dục cho types HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung 6. 11, 16, 18, 31, 33, 45,52 và 58.